Answer: doremon-nobita
1. Hỏi: Một ngày em học 3-6h... vậy nên bố trí thời gian học như thế nào?
Đáp: Vì bạn là người mới nhập môn, nên nếu bạn học liên tục 1 lúc 3...6...8 h toàn Tiếng Anh, thì bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, vì bộ óc của chúng ta chưa thích nghi được với nó. Cho nên cách học tốt nhất và không gây nản lòng là: chia nhỏ khoảng thời gian bằng cách học nhiều lần trong 1 ngày, mỗi lần 45'-1h30'
2. Vẫn có nhiều bạn chưa hiểu bài Repetition and Distinction nên các bạn không biết cách áp dụng. Vậy bây giờ nên áp dụng như thế nào?
Đáp: Như đã nói giấc ngủ đối với Phân Tâm học có tác dụng là lọc các thông tin trong ngày mà bộ óc thu được từ nói, nghe, sờ... Cho nên sau khi ngủ dậy thì bộ óc của bạn đã "hoàn toàn sạch", bởi vậy để thúc đẩy quá trình thành công xảy ra nhanh hơn, thì nên học nhiều hơn vào lúc mới ngủ dậy-để đảm bảo lượng thông tin được "đổ" vào bộ óc đầu tiên phải là Tiếng Anh. Ngược lại nếu các bạn sau khi ngủ dậy... học thứ khác... làm việc... vui chơi, giải trí... sau đó mới học Tiếng Anh thì lúc này việc học khó mà vô, vì bộ óc đã đầy thông tin rồi, muốn nhét vào cũng chỉ là miễn cưỡng, điều này dễ gây nản lòng và lâu tiến bộ
3. Hỏi: Em muốn học để thành công cho nhanh, nhưng lại học không nỗi vì thời gian ít mà lượng bài nhiều, vậy phải làm sao?
Đáp: Topic này chỉ dành riêng cho những ai muốn dùng Tiếng Anh như Tiếng Việt, nên việc đốt cháy giai đoạn là điều cấm kỵ. Cho nên hãy cứ thong thả, thà học chậm mà chắc, còn hơn là cố đi cho nhanh sau đó chả nhớ được gì
4. Có nên luyện nói song song với việc học Listening_Practice_Through_Dictation?
Đáp: Có-điều này đã được trình bày trong các bài viết trước. Và hãy chú ý đến giáo trình American spoken english và Mastering the American Accent, còn cái pronunciation workshop là phụ. Lý do
Việc tập nói để bạn học phát âm các âm căn bản, các từ đơn. Song song với tập nói thì cứ nghe và nhìn Listening_Practice_Through_Dictation để bộ óc được "tắm ngôn ngữ Tiếng Anh". Sau khi tập nói hết mấy từ đơn, thì đọc lại bài văn. Việc đọc lại bài văn sẽ trở nên dễ dàng và chính xác như người bản xứ, nếu bạn đã biết phát âm các âm cơ bản và "tắm Tiếng Anh" trong 1 thời gian dài, nhờ việc "tắm" mà bộ óc được làm quen dần với các tần số Tiếng Anh. Nếu ai đó phát biểu rằng: chúng ta là người Việt Nam, không phải người Anh-Mỹ nên việc nói giống như người bản xứ là điều không thể- điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, chỉ là phát biểu dựa trên cảm nhận. Vì Doremon đã "giận" nên không phân tích nhiều như trước, ai không tin thì thôi, còn ai muốn biết thì xem lại Thuyết Tiến Hoá. Ai đó có ở miền Bắc, thì chỉ cần vào miền Nam sinh sống vài năm, "tắm trong ngôn ngữ của Miền Nam" 1 thời gian dài, để rồi xem người miền Bắc này có nói y chang người miền Nam không? Nếu không là do người này cửa đóng, then cài, màn che, rèm phủ, không tiếp xúc với người khác...
Cái pronunciation workshop phát âm dở, nó chỉ là phần phụ trợ để học phát âm các âm còn thiếu trong American spoken english, nhưng nếu các bạn thích pronunciation workshop thì đó là tự do. Còn ai đó phát biểu cái Mastering the American Accent không có hình ảnh để học phát âm, thì câu trả lời: bạn chưa học hết American spoken và pronunciation workshop
5. Trong tất cả cách học mà các bạn chia sẻ ở nơi khác về topic này thì Doremon thấy các bạn đã bỏ sót 1 điều: phim. Đó là hầu như tất cả chỉ chăm chủ vào nói với Listening_Practice_Through_Dictation mà không thấy ai đề cập đến phim. Vậy tác dụng của phim như thế nào?
Đáp: như đã trình bày, phim có tác dụng là giúp bạn học Tiếng Anh kèm theo hình ảnh, âm thanh, nhân vật... cho nên không gây chán như mấy cái khác. Cho nên mỗi bữa nên coi phim Friends, mặc dù chưa hiểu gì thì cứ kệ nó, vì đây là giai đoạn mà các bạn "tắm Tiếng Anh". Cứ nghe nhân vật trong phim nói và nhìn vào sub Tiếng Anh-không hiểu cũng kệ
No comments:
Post a Comment