Friday, February 19, 2016

Apple vs FBI and American democracy

Liên quan đến vụ Apple và FBI mang nhau ra tòa kiện nhau chỉ vì chiếc iPhone của kẻ khủng bố. Kết quả là FBI đã thắng và giờ này Apple đang phản đối phán quyết của tòa án. Tim Cook đã viết một lá thư gửi đến khách hàng nhằm kêu gọi sự ủng hộ. Đọc lá thư của Tim Cook thì tôi có những suy nghĩ sau:

Tôi thấy là tòa án yêu cầu Apple làm việc sau:

Specifically, the FBI wants us to make a new version of the iPhone operating system, circumventing several important security features, and install it on an iPhone recovered during the investigation. In the wrong hands, this software — which does not exist today — would have the potential to unlock any iPhone in someone’s physical possession.

The FBI may use different words to describe this tool, but make no mistake: Building a version of iOS that bypasses security in this way would undeniably create a backdoor. And while the government may argue that its use would be limited to this case, there is no way to guarantee such control.


Apple cho rằng yêu cầu trên của tòa án là không thỏa đáng vì hai lý lẽ chính: Thứ nhất là hiện tại hãng không có một phiên bản iOS nào thỏa mãn được yêu cầu của tòa án (phiên bản iOS mà một vài tính năng bảo mật đã bị loại bỏ) để cài lên cái iPhone của kẻ khủng bố. Để có được phiên bản iOS theo yêu cầu của tòa án thì Apple phải chỉnh sửa lại phiên bản iOS chính thức rồi cài lên chiếc iPhone kia, sau đó đưa nó cho FBI để FBI bẻ khóa tiếp. Apple cho rằng yêu cầu này là quá lạm dụng luật "the All Writs Act of 1789". Lý lẽ thứ hai đó là nếu Apple làm theo yêu cầu của tòa án thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Liên quan đến các hệ lụy thì có một bài báo của The New York Times. Tôi có đọc các comment trên Facebook đối với bài báo này thì rất nhiều người Mỹ cho rằng: rõ ràng là FBI không muốn Apple lấy hộ data từ cái iPhone của kẻ khủng bố mà là họ muốn xem Apple phá vỡ các lớp bảo mật của iPhone như thế nào. Về sau này họ có thể dùng cách này để tự giải mã dữ liệu của những chiếc iPhone khác mà họ "tạm mượn" được. Hoặc họ có thể chế ra các công cụ nhằm giám sát người dùng iPhone. Trong lá thư của Tim Cook cũng có đề cập đến những hệ lụy kiểu này về sau. Nhưng điều quan trọng là người Mỹ cho rằng phán quyết của tòa án sẽ tạo điều kiện cho FBI cũng như chính phủ US lạm dụng quyền lực làm suy yếu đi quyền tự do dân chủ của họ ngay bây giờ và lâu dài về sau. Chính vì vậy mà nhiều người Mỹ đang rất ủng hộ Apple phản đối lại phán quyết của tòa án cũng như ý đồ của FBI.

Trong vụ này tôi cho rằng về phía tòa án, tòa án quá đủ thông minh để hiểu rõ là phán quyết của mình sẽ bị công chúng tìm ra lỗ hổng. Lỗ hổng ở chỗ là không yêu cầu Apple giải mã data mà lại yêu cầu sửa iOS. Trong khi mục đích cuối cùng là để có được data của kẻ khủng bố. Rõ ràng là tòa án đang cố ý tiếp tay cho FBI. Về phía FBI thì FBI cũng hiểu rõ là yêu cầu của mình sẽ bị Apple cũng như công chúng kịch liệt phản đối vì có mục đích đọc trộm thông tin cá nhân của họ sau này.

Suy nghĩ kĩ thì tôi thấy rõ ràng là người Mỹ luôn luôn muốn xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Họ lập ra tòa án cũng như chính phủ là nhằm duy trì và bảo vệ nền tự do dân chủ cho họ. Vậy tại sao gần đây chính phủ Mỹ đã bị phanh phui là có nhiều hành động giám sát công dân rồi mà lần này đến cả tòa án lại ủng hộ chính phủ? Tại sao tòa án cũng như chính phủ lại cứ muốn làm suy yếu đi nền tự do Mỹ. Tòa án và chính phủ làm thế để làm gì? Họ làm thế nhằm thu được lợi ích gì? Tôi cho rằng sâu xa của vụ việc lần này vẫn là vì một nền tự do Mỹ. Chính phủ Mỹ muốn PR về một nền tự do dân chủ Mỹ. Thông qua một việc tưởng chừng như rất nhỏ liên quan đến một công ty công nghệ Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, chính phủ Mỹ đã cho cả thế giới biết rõ hơn về nền tự do dân chủ Mỹ. Qua vụ việc này các công ty công nghệ Mỹ lại một lần nữa chiếm được uy tín của khách hàng toàn cầu. Và cuối cùng thì người Mỹ vẫn được lợi.

No comments: